Cách băng cựa sắt chuẩn kỹ thuật, hạ gục đối thủ nhanh chóng

Cách băng cựa sắt

Nếu bạn đang cần cập nhật tất tật những thông tin về cách băng cựa sắt: lý do nên băng, các loại cựa sắt phổ biến và cách băng chuẩn quy định trường đá,… vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau. Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức 1 cách chi tiết, dễ hiểu nhất.

Lý do cần băng cựa gà sắt đúng cách

Theo quan niệm từ xưa đến nay, việc băng cựa cho những chiến kê khi thi đấu sẽ giúp gà chiến vừa có khả năng tự vệ, vừa tăng sát thương cho đối thủ lên mức tối đa nhất, đồng thời đem lại những trận chiến mãn nhãn, kịch tính và hấp dẫn nhất. Vậy băng cựa sắt là gì? Hiểu đơn giản, băng cựa là cách buộc thêm 1 phần cựa “nhân tạo” bằng sắt vào phần cựa thật của gà.

Thoạt nghe thì khá đơn giản, song việc tự băng cựa sắt cho gà lại là 1 chuyện không phải ai cũng biết làm đúng cách. Nếu như băng sai, thì đây sẽ là con dao 2 lưỡi gây phản tác dụng. Việc này sẽ khiến những chiến kê gắn cựa gặp phải bất lợi, nguy hiểm hay bị thương.

Gà băng cựa sẽ cho những trận đấu cực gay cấn
Gà băng cựa sẽ cho những trận đấu cực gay cấn

Tìm hiểu các loại cựa sắt phổ biến

Hiện nay có 2 loại cựa sắt cực phổ biến là cựa dao và cựa tròn. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, cùng tìm hiểu kỹ:

Cựa dao cực sắc bén

Như tên gọi, loại cựa này được mài sắc 1 mép mang đến cảm giác bén như dao. Chúng có khả năng “gọt” đối thủ ở bất cứ vị trí trọng yếu nào, thậm chí là khiến đối phương mất đầu. Khi trúng đòn, việc bị rách toạc da thịt hay thậm chí là vết thương sâu đến tận xương chẳng có gì xa lạ. Vậy nên thi đấu với loại cựa này rất nguy hiểm, song nó lại có sức hút lớn không tưởng.

Cựa tròn sắc nhọn

Đây là cách đấu được ưa chuộng hơn cả trong các đấu trường đá gà. Cựa tròn có trụ tròn và phần đầu được mài sắc nhọn. Không gây sát thương kiểu cứa rách da thịt đối thủ như cựa dao, loại cựa tròn này có đặc điểm là mang hình dạng xiên nhọn, sắc. Khi trúng những cú đá từ cựa tròn, đối thủ sẽ bị thương từ phía trong cơ thể, nội tạng.

Chi tiết cách băng cựa sắt cho từng giống gà chiến

Mỗi loài khác nhau sẽ có cách băng cựa sắt phù hợp riêng, nếu bạn dùng cách băng của gà tre cho gà nòi thì rất có thể sẽ gây tổn hại đến chúng. Vậy nên việc tìm cách băng cựa còn phụ thuộc vào yếu tố đặc tính chung của từng loại gà đấu. Ngoài ra bạn cũng cần tìm được size cựa phù hợp với kích thước gà đấu – cùng tìm hiểu chi tiết:

Chọn size cựa phù hợp với cân nặng chiến kê

Việc xác định đúng kích thước của cựa sắt để buộc vào chân gà chiến rất quan trọng, dưới đây là kinh nghiệm chọn size cựa được các chuyên gia có kinh nghiệm chia sẻ:

  • Gà có cân nặng dưới 0.85kg thì nên chọn cựa size 36-37
  • Gà có cân nặng từ 0.85-0.95kg thì nên chọn cựa theo size 38
  • Gà có cân nặng từ 0.95-1.05kg thì nên chọn cựa theo size 40
  • Gà có cân nặng từ 1.05-1.2kg thì nên chọn cựa theo size 42
  • Gà có cân nặng từ 1.2-1.3kg thì nên chọn cựa theo size 43-45
  • Gà có cân nặng từ 1.3-1.4kg thì nên chọn cựa theo size 45-47
  • Gà có cân nặng từ 1.4-1.5kg thì nên chọn cựa theo size 48
  • Gà có cân nặng từ 1.5-1.6kg thì nên chọn cựa theo size 50
  • Gà có cân nặng từ 2.4-2.5kg thì nên chọn cựa theo size 60
  • Gà có cân nặng từ 2.5-2.8kg thì nên chọn cựa theo size 62-63
Chọn kích thước cựa sắt phù hợp rất quan trọng
Chọn kích thước cựa sắt phù hợp rất quan trọng

Hướng dẫn băng cựa cho gà nòi

Các bước để băng cựa gà nòi rất đơn giản, được thực hiện tuần tự như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị cặp cựa sắt phù hợp, băng keo mềm có độ bám dính cao, kéo hoặc dao để cắt băng keo
  • Bước 2: Tiến hành quấn băng keo quanh cựa cho đến khi sờ vào không thấy độ cứng nữa. Tiếp đến là dùng thêm chút băng keo để cố định lại vùng băng
  • Bước 3: Cắt bớt băng keo thừa và dán chặt lại để cựa không bị lỏng khi chiến đấu

Hướng dẫn băng cựa cho gà tre

Băng cựa cho loài này cần cẩn trọng và có nhiều bước hơn. Việc đầu tiên mà bạn cần biết là nắm kỹ nguyên tắc băng cựa gà tre: 4 trên 2 dưới – tức quấn 4 vòng băng lên phía trên cựa và 2 vòng dưới cựa. Sau đó các bước băng cựa sẽ thực hiện tuần tự như sau:

  • Bước 1: Kéo thới gà để hiện sợi gân trên gối gà, sau đó lắp cựa bên phải thẳng với mép ngoài sợi gân, cựa bên trái thẳng với mép trong sợi gân.
  • Bước 2: Tiến hành quấn băng keo để cố định cựa trên chân gà theo quy tắc 4 trên 2 dưới đã nêu bên trên
  • Bước 3: Chêm đầu lọc thuốc lá nếu cần. Tức nếu bạn thấy cựa sau khi quấn vẫn bị lỏng thì có thể dùng đầu lọc thuốc lá chêm vào để tránh bị tuột khi thi đấu
  • Bước 4: Cắt băng thừa và thả gà đi lại quanh sân để gà thích nghi với cựa trước khi vào trận
Mỗi giống gà sẽ có kiểu băng có chút khác nhau
Mỗi giống gà sẽ có kiểu băng có chút khác nhau

Trên đây là những thông tin về cách băng cựa sắt đúng kỹ thuật nhất cho gà chiến. Mong rằng bài viết giúp bạn nạp thêm những kiến thức bổ ích và có phương pháp băng cựa cho gà chiến đúng cách.
===> Xem Thêm: Màu gà mạng  Áp dụng phong thủy để dự đoán chiến kê

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *