Gà nhạn – sinh vật khiến các sư kê nhìn không chớp mắt nhưng e dè

Gà nhạn

Nhắc đến gà nhạn, người ta nghĩ ngay đến loài gà sở hữu vẻ đẹp thanh tao, mĩ miều. Nhưng với những sư kê chuyên nghiệp, giống gà này lại không được ưu ái. Hãy cùng tìm hiểu về gà nhạn để biết tại sao chúng không được các sàn đấu chào đón.

Gà nhạn là gì?

Trong thế giới gà chọi, việc tìm thấy một chiến kê có bộ lông trắng muốt khá hiếm. Gà chọi có lông trắng còn được gọi là gà nhạn, hoặc bạch nhạn, bạch công tử, cho thấy sự quý hiếm và đẳng cấp của chúng.

Gà nhạn rất dễ nhận dạng bởi chúng có bộ lông trắng muốt như chim nhạn.
Gà nhạn rất dễ nhận dạng bởi chúng có bộ lông trắng muốt như chim nhạn.

Gà nhạn có vẻ ngoài tương đồng với những giống gà có lông màu đặc sắc như gà ô hay gà tía. Tùy vào màu sắc đôi chân mà gà bạch nhạn được phân thành nhiều dạng khác nhau, mỗi loại mang những đặc tính nổi bật và khả năng chiến đấu ưu việt.

Mặc dù gà nhạn không phải lựa chọn thường xuyên của các sư kê nhưng nếu được chọn lọc kỹ càng và huấn luyện chuyên nghiệp, chúng vẫn có thể trở thành chiến kê mạnh mẽ.

4 loại gà nhạn phổ biến

Các loại gà nhạn được phân loại dựa trên màu sắc chân. Mỗi loại gà có màu chân khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng biệt. Người nuôi gà chọi thường quan tâm đến yếu tố phong thủy và thể trạng của gà để chọn ra chiến kê thích hợp nhất cho các cuộc thi đấu.

Gà nhạn tóe chân vàng

Đây là giống gà nhạn có bộ lông trắng pha đốm đỏ và đen, sức chiến đấu cực cao. Với đôi chân vàng, loài gà này có khả năng tấn công nhanh, mạnh, thường xuyên giành chiến thắng trước những đối thủ như gà tre chân xanh hay gà chuối. Tuy nhiên, nếu đối đầu gà điều và gà khét, chúng sẽ gặp bất lợi. Do đó, người nuôi cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn chúng cho các trận đấu.

Gà nhạn sẽ được phân loại theo màu chân.
Gà nhạn sẽ được phân loại theo màu chân.

Bạch nhạn chân xanh

Loại này được đánh giá cao về sự dũng mãnh, khả năng chịu đựng. Gà nhạn  chân xanh không chỉ mang ý nghĩa phong thủy tốt mà còn thể hiện sức chiến đấu ấn tượng. Chúng có thể kết thúc trận đấu bằng những đòn đá mạnh mẽ và chính xác, thường khiến đối thủ không kịp phản ứng.

Gà nhạn chân trắng

Loại này thường được sư kê ưa chuộng do có nhiều ưu điểm vượt trội rong chiến đấu. Giống như gà nhạn chân xanh, những chiến kê này có độ bền cao, khả năng tấn công và phòng thủ linh hoạt. Màu trắng đặc trưng ở lông và chân của chúng còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đem lại sự hỗ trợ tương sinh cho gà. Tuy nhiên, để phát huy tối đa sức mạnh của gà bạch nhạn chân trắng, sư kê cần đầu tư nhiều trong quá trình đào tạo, chăm sóc.

Gà nhạn chân vàng

Màu vàng trên chân không chỉ tạo ra sự hài hòa trong phong thủy mà còn mang lại may mắn trong các cuộc thi đấu. Tuy nhiên, khả năng chiến thắng của chúng không chỉ dựa vào phong thủy mà còn phụ thuộc thuộc vào kỹ năng quản lý, huấn luyện và chọn lọc giống. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến thành tích của mỗi chiến kê trên đấu trường.

Xem mạng gà nhạn

Theo nguyên lý ngũ hành, gà nhạn thuộc mệnh Kim, vốn dĩ khởi nguồn cho chu trình tương sinh tương khắc. Do đó, loại gà này thường không thích hợp khi đối đầu với gà thuộc mệnh Hỏa (gà điều, gà tía), nhưng lại khắc chế tốt gà thuộc mệnh mộc (gà có màu xám).

Mặc dù màu sắc phong thủy có vai trò nhất định trong việc lựa chọn và đánh giá khả năng chiến thắng của gà nhạn, nhưng thực lực thể chất và cách chăm sóc, huấn luyện cũng quan trọng không kém. Một chiến kê mạnh mẽ cần được chăm sóc và huấn luyện bài bản để phát huy tối đa sức mạnh của mình, bất chấp các yếu tố phong thủy.

Gà nhạn ít được mang đi thi đấu bởi đó không phải sở trường của chúng. Nhưng nếu biết chăm sóc, huấn luyện từ nhỏ thì vẫn có thể tạo ra một chiến kê nhạn xuất sắc.
Gà nhạn ít được mang đi thi đấu bởi đó không phải sở trường của chúng. Nhưng nếu biết chăm sóc, huấn luyện từ nhỏ thì vẫn có thể tạo ra một chiến kê nhạn xuất sắc.

Khi đối mặt với gà mệnh Hỏa, chủ nhân của gà nhạn cần đặc biệt thận trọng. Dù có thể áp đảo trong phần lớn thời gian của cuộc đấu, chỉ một tình huống bất ngờ cũng có thể dẫn đến thất bại. Do đó, việc chuẩn bị tinh thần và thể lực cho gà nhạn để có thể đối mặt với mọi thử thách là điều cần thiết. Nếu có bản lĩnh và kỹ năng tốt, chúng sẽ vượt qua được những yếu tố phong.

Có nên nuôi gà nhạn để thi đấu?

Như đã nói ở trên, gà nhạn có ngoại hình đẹp nhưng lại không chiếm ưu thế trong đá gà.  Vậy thì có nên nuôi những con gà trắng muốt này để phục vụ cho mục đích giao đấu?

Thực tế cho thấy, số lượng gà trắng đá giỏi không nhiều, thay vào đó, các loại gà như gà xám, gà ô, hay gà tía lại thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đấu. Điều này khiến cho việc lựa chọn nuôi gà nhạn trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, bộ lông trắng của chúng rất dễ bị bẩn và mất đi vẻ thẩm mỹ.

Có lẽ, gà nhạn sẽ phù hợp hơn nếu được nuôi làm cảnh. Với bộ lông trắng tinh khiết, chúng có thể làm tăng vẻ đẹp của khu vườn hay sân nhà bạn, đặc biệt là các giống như gà tre hay gà Tân Châu. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng những con gà cảnh đẹp như vậy cũng đòi hỏi một khoản đầu tư không hề nhỏ.

Kết luận

Trên đây là những đặc điểm của gà nhạn và lời khuyên thiết thực về việc nuôi dưỡng giống gà này. Nếu bạn đang phân vân có nên nuôi gà nhạn để đi chọi hay không, có nên đặt cược vào gà nhạn trong một cuộc đấu hay không thì hãy tham khảo bài viết để có quyết định sáng suốt.
===> Xem Thêm: Chia sẻ kiến thức về gà điều Tất tật thông tin sư kê cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *